Bọn mình sẽ thế nào nếu ko cưới nhau


Thế rồi, cũng có ngày đến lúc anh và em tự chọn cho mình những lối đi riêng...phải không ?

Biết “cúi xuống” mới là trưởng thành, biết “hạ mình” mới là cao thủ

Cách đây rất lâu, có một chàng thanh niên người Nauy đã vượt biển đến nước Pháp để ghi danh thi vào học viện âm nhạc Pari nổi tiếng.

CHO TUI XIN 1 “ZÉ” VỀ TUỔI THƠ











Cho tui xin 1 “zé” về tuổi thơ !
Đi tìm ký ức  của ngày mơ “hùi đó”
Để được lon ton mong hoài thời “con nít”
Ôn lại cổ tích, cái ngày xửa ngày xưa !

Về ở bên ấy !

..









Về ở bên ấy có mơ gì ko em ?
Đem theo hạnh phúc, vui buồn cùng duyên mới
Nắm lấy đôi tay..ở bên kia khoảng cách
Xa vắng bên này, ai biết trách chi ai ?

LỜI NÓI


“Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”, sức mạnh của một câu nói lớn ngần nào? Đối mặt với một người đang lầm lỗi, chỉ một câu nói yêu thương, quan tâm và khích lệ, có thể cải biến cuộc đời của một con người.


Nữ tài xế taxi Tiểu Vương gặp phải một tên cướp, cô liền lấy tất cả số tiền có trên người giao cho tên cướp và nói: “Hôm nay tôi chỉ kiếm được một ít như này, nếu như cậu chê ít, tôi sẽ đem hết mấy đồng tiền lẻ ra đưa cho cậu nhé!”

Thấy chị tài xế thoải mái dễ dàng như vậy, tên cướp có chút sững sờ, Tiểu Vương nói tiếp: “Nhà cậu ở đâu? Để tôi đưa cậu về nhà nhé, đã muộn như này rồi, người nhà cậu sẽ lo lắng lắm đấy!”

Sự quan tâm của chị tài xế, khiến cho tên cướp thu hồi con dao nhọn lại. Thấy không khí có vẻ hòa hoãn, Tiểu Vương không để mất thời cơ mà dẫn dắt tên cướp: “Gia đình tôi trước đây cũng khó khăn lắm, sau này tôi theo người ta học lái xe, rồi làm nghề này. Mặc dù không kiếm được nhiều tiền, nhưng cuộc sống cũng không đến nỗi tệ. Ai..! Cậu là một nam tử hán, tứ chi khỏe mạnh, làm một chút việc gì đó có phải tốt hơn không, lại đi vào con đường này làm gì để cả đời này bị hủy hoại à!”

Khi đến chỗ kẻ cướp muốn xuống, Tiểu Vương lại nói: “Tiền của tôi cho coi như để giúp đỡ cậu, hãy dùng nó làm một chút việc đúng đắn, sau này đừng lại làm cái việc không ra người này nữa nhé”.
Suốt quãng đường đi, tên cướp không nói một lời nào, vậy mà đột nhiên khóc to thành tiếng, lấy hết số tiền nhét vào tay Tiểu Vương và nói: “Chị Hai à, em sau này cho dù có chết đói cũng quyết không làm việc này nữa!


2. Một câu nói vô tình chỉ thuận tiện nói ra lại ảnh hưởng đến cuộc đời của một người thanh niên

Nhà văn Đài Loan – Lâm Thanh Huyền hồi còn là học sinh cấp hai, học lực và hạnh kiểm của ông đều là xếp loại kém, còn nhớ ông có hai lần mắc lỗi nghiêm trọng và hai lần lỗi nhẹ, cho nên đã bị lưu ban, thậm chí còn bị đuổi ra khỏi ký túc xá của trường.

Rất nhiều thầy cô đã không còn hi vọng gì vào ông, nhưng thầy giáo dạy văn Vương Vũ Thương lại không hề ghét bỏ ông, thường hay đưa ông về nhà ăn cơm, khi thầy bận việc phải nghỉ, còn bảo Lâm Thanh Huyền mang bài lên lớp cho các bạn.

Thầy giáo Vương nói với Lâm Thanh Huyền rằng: “Thầy đã dạy học 50 năm, liếc mắt đã nhận thấy con là một học sinh có tài năng”.

Những lời nói này đã khiến cho Lâm Thanh Huyền vô cùng cảm động và bị chấn động sâu sắc trong lòng. Để không phụ lòng nỗi khổ tâm của thầy giáo, ông từ đó về sau nỗ lực cố gắng, quyết tâm làm một người có ích cho xã hội.

Quả nhiên, mấy năm sau, Lâm Thanh Huyền đã trở thành một phóng viên, trong một bài báo viết về tên tội phạm trộm cắp, ông cảm thấy tên trộm này có một tư duy rất tinh tế, thủ pháp gây án rất tinh vi tỉ mỉ, sau cùng không kìm được lòng mình ông đã viết ra rằng: “Một tên trộm với tư duy tinh tường, thủ pháp khéo léo và một tác phong đặc biệt như vậy, nếu hắn làm bất luận việc gì cũng sẽ đều có thành tựu”.

Ông không từng nghĩ, một câu nói vô tình chỉ thuận tiện mà nói ra như vậy, lại ảnh hưởng đến cuộc đời của một thanh niên. Hai mươi năm sau, tên trộm năm đó đã lột xác, hắn đã làm lại từ đầu, trở thành một vị chủ doanh nghiệp có chút tiếng tăm.

Trong một lần bất ngờ gặp Lâm Thanh Huyền, ông chủ doanh nghiệp này đã chân thành nói: “Bài viết đặc biệt của Lâm tiên sinh ngày đó đã thắp sáng lên điểm mù trong cuộc đời tôi, nó khiến tôi nghĩ rằng, ngoài việc làm tên trộm ra, tôi còn có thể làm được việc đúng đắn”.

3. Một câu nói có thể trở thành ánh mặt trời sưởi ấm cuộc đời người khác, có thể đem lại cho họ một cuộc đời ấm áp và rực sáng

Sức mạnh của một câu nói lớn đến mức độ nào?

Khi đối mặt với một người đang lầm lỗi, đang bị những lời nói cay độc vây quanh, một câu nói chứa đựng sự quan tâm, yêu thương che chở và khích lệ sẽ tựa như một ngọn lửa bùng cháy, nó đem lại cho người ta sự ấm áp, và nhen nhóm lên trong sâu thẳm nội tâm người ta một ngọn lửa của sự tự tin và tự tôn. Nó khiến người ta được tái sinh mà cố gắng hăm hở, tích cực hướng lên.

Khi một người bị rơi vào cảnh tuyệt vọng, xung quanh mờ mịt không rõ phương hướng, một câu nói chỉ bảo, thăm hỏi an ủi và tán thưởng. Giống như một ngọn đèn soi đường, giúp cho họ từ trong bóng tối mà nhìn được ánh sáng của con đường phía trước, vì thế mà phá tan được màn đêm sương mù dày đặc mà bước ra thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn

Kinh nghiệm của Lâm Thanh Huyền cho chúng ta biết:
Một câu nói có thể trở thành ánh mặt trời sưởi ấm cuộc đời người khác, có thể đem lại cho họ một cuộc đời ấm áp và rực sáng.


Phật tại gia









Yangpu về tỉnh Sichuan định tâm tìm kiếm Bồ Tát. Trên đường đi, Yangpu gặp một nhà sư. Nhà sư hỏi:

– Cậu đi đâu đấy?

– Tôi đi cầu Bồ Tát.

– Bồ Tát ở xa, chi bằng đi tìm Phật có hơn không?

– Tìm Phật ở đâu bây giờ?

– Khi cậu về nhà, thấy người đón cậu trên mình khoác cái mền, chân xỏ dép trái, đó chính là Phật.

Theo lời, cậu về nhà thì trời đã khuya. Mẹ cậu nghe con gọi cửa mừng quá vội khoác mền lên người, xỏ dép trái. Bà chạy ào ra mở cửa và khi Yangpu thấy mẹ mình như vậy thì đứng chết lặng.

Lời bình : Người ta tìm chân lý nhưng điều cần là thực thi ngay trong lòng, không thì khó mà gặp được.