Phật tại gia









Yangpu về tỉnh Sichuan định tâm tìm kiếm Bồ Tát. Trên đường đi, Yangpu gặp một nhà sư. Nhà sư hỏi:

– Cậu đi đâu đấy?

– Tôi đi cầu Bồ Tát.

– Bồ Tát ở xa, chi bằng đi tìm Phật có hơn không?

– Tìm Phật ở đâu bây giờ?

– Khi cậu về nhà, thấy người đón cậu trên mình khoác cái mền, chân xỏ dép trái, đó chính là Phật.

Theo lời, cậu về nhà thì trời đã khuya. Mẹ cậu nghe con gọi cửa mừng quá vội khoác mền lên người, xỏ dép trái. Bà chạy ào ra mở cửa và khi Yangpu thấy mẹ mình như vậy thì đứng chết lặng.

Lời bình : Người ta tìm chân lý nhưng điều cần là thực thi ngay trong lòng, không thì khó mà gặp được.

Con sóng nhận thức










Nhìn thấy một con sóng cao lớn bên cạnh, con sóng nhỏ tỏ ra bực mình:

– Bực ghê. Sóng kia lớn quá, sao ta bé tí. Chúng mạnh mẽ xiết bao sao ta yếu đuối thế này.

Con sóng to cười đáp : – Đó là vì không nhận ra gốc gác của mình mà bạn buồn bực thế.

– Tôi không là sóng thế là gì ?

– Sóng chỉ là hình thức tạm thời trong bản chất của bạn. Kỳ thực bạn là nước. Một khi nhận ra bản chất của chính mình là nước, bạn sẽ không còn ấm ức với cái vỏ sóng này và không còn buồn bực gì nữa.

Con sóng nhỏ hiểu ra, cười vui vẻ:

– À, bây giờ thì tôi hiểu. Bạn và tôi tuy hai mà một.

Lời bình : Con người cho rằng “ngã” là ta nên xảy ra phân biệt ta và người mà buồn khổ. Thực ra loài người được cấu tạo cùng một bản chất trong thiên nhiên bao la.

Thiền trong chén trà










Vị giáo sư đại học đến gặp thiền sư Nan In để tìm hiểu Thiền. Nan In mời ông uống trà. Nan In rót đầy chén trà rồi mà cứ thế rót thêm. Giáo sư nhắc:

– Kìa thầy, chung trà đầy tràn rồi, xin đừng rót nữa.

Nan In cười đáp:

– Như chung trà này, ông cũng đầy ắp những quan niệm của ông. Nếu trước tiên, ông không cạn chén thì sao tôi có thể bày tỏ Thiền cho ông được.


Lời bình : Ai chứa đầy kiến thức thì điếc trước lời phải trái. Khi hai người tranh luận, một người thường đưa cái biết của mình vào. Cho nên rút lại chỉ nghe thấy tiếng của mình mà không học thêm được gì cả.

Ngón tay chỉ Mặt Trăng











Sư Wu Jincang hỏi Lục Tổ Huệ Năng:

– Con đọc kinh Đại Bát Niết Bàn bao năm rồi mà vẫn chưa hiểu. Xin tổ sư soi sáng cho.

Lục Tổ Huệ Năng cầm quyển kinh đưa cho ni sư, nói:

– Ta không đọc được chữ, con hãy đọc, ta sẽ giúp con hiểu.

– Tổ không đọc chữ sao ngài hiểu thông nghĩa được ? – Jincang rất ngạc nhiên.

Lục Tổ Huệ Năng thủng thỉnh đáp:

– Chân lý không dựa vào chữ nghĩa. Nó giống như trăng soi trên trời. Trong trường hợp này, chữ nghĩa giống như ngón tay trỏ vậy. Ngón tay chỉ trăng mà nó không phải là trăng. Xem trăng có cần ngón chỉ không?


Lời bình : Ngôn ngữ văn tự đều là biểu tượng diễn chân lý. Đừng lầm chữ nghĩa với chân lý như đã lầm ngón tay với mặt trăng.

Đà Lạt mơ


Cho anh xin 1 lần được trở lại Đà lạt ngày xưa ấy...để nhớ về em, người con gái của năm nào...

Duyên và Nợ

Có 1 chàng trai đau khổ vì người yêu bỏ đi lấy chồng. Anh ta đau khổ nên tìm lên chùa và hỏi 1 vị sư thầy:
-Tại sao con yêu cô ấy nhiều như thế mà cô ấy vẫn đi lấy người khác ?
Sư thầy mỉm cười và cho anh chàng xem 1 chiếc gương. Trong đó có hình ảnh 1 cô gái đẹp khỏa thân nằm chết bên đường.
Mọi người đi ngang qua đều bỏ đi.
Chỉ có 1 anh chàng dừng lại nhưng cũng chỉ đắp cho cô gái ấy 1 cái áo rồi cũng bỏ đi.
Mãi sau có 1 chàng trai khác đến và đem xác cô gái đi chôn.
Sư thầy nhìn anh chàng và nói :
-Kiếp trước con chỉ là người đắp áo cho cô ấy thôi. Còn người chồng cô ấy lấy bây giờ chính là người kiếp trước đã chôn cô ấy,đó chính là chữ NỢ, con chỉ có DUYÊN với người Con gái ấy thôi!"
Phật nói rằng, kiếp sống con người chỉ là một giai đoạn trong dòng chảy luân hồi. Kiếp này nối tiếp kiếp khác, thừa hưởng và kế thừa lẫn nhau. Con người gặp nhau là bởi chữ DUYÊN, sống và yêu nhau là bởi chữ NỢ. Nhiều cặp Vợ chồng, đôi lứa đang sống với nhau mà một trong hai người bỗng có tình cảm với người khác, dẫn đến chuyện chia tay. Những người dung tục sẽ nói người kia là trăng hoa, đểu cáng... nhưng thật ra đó chỉ là người ta đã trả xong nợ và đã đến lúc phải rời đi. Chuyện tình cảm không thể níu kéo được